"Ông vua phản diện" của làng phim truyền hình, Đoàn Diên Khánh của Kim Dung.



Kế Xuân Hoa đột ngột qua đời. Không ít khán giả phim ảnh đau lòng thương xót. Diễn viên ác nhất dòng phim võ thuật Trung Quốc ra đi khi mới 57 tuổi.

Đoàn Diên Khánh là "người tốt"?

Trong số các vai diễn để đời của Kế Xuân Hoa, ngoài Thố Ưng, đáng nhắc tới nhất chính là Đoàn Diên Khánh "tội ác chồng chất", kẻ ác nhất trong "Tứ đại ác nhân", "nói bằng bụng" cả phim, không một câu thoại thốt ra từ miệng.

Dưới ngòi bút của Kim Dung, Đoàn Diên Khánh từ khi xuất hiện đã phải vác theo thân thể xấu xí giập nát, bị vận mệnh đày đọa. Gã cũng đi lên con đường hắc ám, mang theo nỗi căm hận với người đời và mưu đồ báo thù. Chỉ với động tác cơ thể và thần thái, Kế Xuân Hoa đã lột tả tinh tế sự tàn nhẫn, nham hiểm, hung ác của nhân vật.

Rất khó để đưa một nhân vật phản diện lên hàng kinh điển. Bởi dù là kẻ ác nhưng trong  tâm họ vẫn luôn muốn được cứu vớt, luôn gìn giữ một ít nguyên tắc đạo đức cơ bản và thiện niệm. Kết cục cuối cùng - sau khi Đao Bạch Phượng vạch trần thân thế của Đoàn Dự, Đoàn Diên Khánh đã buông bỏ báo thù mà ra đi - không hề khiến người ta cảm thấy bất ngờ. Ánh mắt của Kế Xuân Hoa đã lột tả đầy đủ sự cố chấp, quấn quít của Đoàn Diên Khánh. Nhưng ông cũng cho rằng, Đoàn Diên Khánh là người tốt "chính diện". "Tội ác chồng chất" được miêu tả trong sách thực sự cũng không có nhiều ví dụ cụ thể; nhưng ngược lại, sau khi tỉnh ngộ, Đoàn Diên Khánh đã khiến mọi người đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, khắc sâu ấn tượng trong lòng người đọc, người xem. Không ít fan ruột Kim Dung cho rằng, sở dĩ Đoàn Diên Khánh đứng đầu "Tứ đại ác nhân" có thể vì dã tâm cướp ngôi. Kế Xuân Hoa đã thể hiện được sự tinh túy này.

Diễn nhiều vai ác như vậy, Kế Xuân Hoa luôn giữ một đạo chính niệm trong tâm: Muốn nhắc nhở kẻ ác, làm chuyện xấu tất sẽ bị trừng trị; và tiếp thu mọi thứ có thể hỗ trợ mở rộng võ thuật Trung Hoa.

Sống mũi gãy, nhìn qua đã thấy ác!

Nhờ "Thiếu Lâm Tự" mà thành danh còn có Lý Liên Kiệt. Nhưng không bao lâu sau, sức khỏe của Lý Liên Kiệt giảm sút nhanh chóng, các bức ảnh tiều tụy được phát tán trên báo giới khiến công chúng tranh luận. Bởi trong lòng khán giả, các ngôi sao võ thuật phải có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng. Nhưng trong thực tế, những diễn viên võ thuật thường phải chịu những vết thương mà người thường không thể tưởng tượng ra và cũng không thể chịu đựng nổi.

Khán giả không biết những chuyện này, bởi rất nhiều diễn viên chuyên nghiệp thường không nhắc đến những vết thương họ phải chịu khi đóng cảnh võ. Ngô Kinh từng trả lời phỏng vấn: "Diễn viên hành động đóng cảnh hành động sao lại không bị thương? Tôi cảm thấy không thể nói với mọi người tôi bị thương này, bởi, lý do thứ nhất là mất thể diện, lý do thứ hai là đó là đạo đức cơ bản mà người diễn viên phải tuân thủ. Khoe ra ngoài tức là không tuân thủ đạo đức cơ bản của nghề, đó là bước thụt lùi của giới diễn viên chúng tôi."

Có báo từng thống kê danh sách thương tích của Ngô Kinh: "Tiểu Lý phi đao" mắt phải bị đâm, "Thái Cực tôn sư" gãy ngón út trái, "Bản sắc nam nhi" dây chằng đầu gối bị đứt, "Kim tàm ti vũ" bị rìu chém lộ ra cả xương trắng hếu trên phim trường, "Chiến lang" vết thương ở chân tái phát, phải nằm viện, ngay cả hôn lễ đều phải chống gậy...

Chọn nghiệp hành động, thương tích là lẽ thường. Thành Long, Lý Liên Kiệt, Trương Tấn, Chân Tử Đan, Dương Tử Quỳnh, Thư Kỳ, Chương Tử Di... các diễn viên đóng cảnh hành động đều có tin tức bị thương. Sylvester Stallone từng nói một câu bất hủ, quay phim mà không bị thương, đó không phải một dấu hiệu tốt.

Kế Xuân Hoa đàm luận thương tích của bản thân với thái độ thản nhiên, ông thích đánh thẳng đánh thật, rất ghét vòng qua vòng lại, đối với ông, người ngoại quốc không thể làm ra võ thuật chân chính.

Có một lần, trong lúc quay cảnh đấu võ, Kế Xuân Hoa bị gãy sống mũi, ông nói "May mà mắt không bị thương. Sống mũi gãy nhìn qua càng giống kẻ ác!". Năm 50 tuổi, trong lúc đóng "Thiếu Lâm tự truyền kỳ 3", Kế Xuân Hoa chịu một cú đá trên phim trường, cổ bị thương, phải nằm bất động. Lúc đó, ông nói, "Lý tưởng của tôi là đánh tới năm 60 tuổi, hiện tại tôi đã 50, phải kiên trì thêm 10 năm nữa. Sau chuyện này, tôi không dám nói thế nữa rồi." Nhưng sau đó, ông vẫn tham gia phim ảnh như cũ.

Làm vua phản diện, Kế Xuân Hoa kỳ thực cũng bất đắc dĩ. Năm 17 tuổi, ông mắc bệnh lạ, tóc và lông mày rụng hết. Lúc đó, ông vẫn là vận động viên võ thuật. Không những tự ti vì ngoại hình, không đội mũ không dám gặp ai, ông còn bị ép giải nghệ trước tuổi. Ngoài ý muốn, đạo diễn cảm thấy ông "giống phần tử xấu", nhận được cơ hội tham gia "Thiếu Lâm Tự", lại không ngờ vai ác quá mức ấn tượng với khán giả. Từ đó về sau, người trong giang hồ, thân bất do kỷ. Diễn vai ác thì đi đường cũng có người chửi. Các diễn viên sở hữu những vai ác kinh điển như Phùng Viễn Chinh, "Dung ma ma" Lý Minh Khải, "dì Tuyết" Vương Lâm,... đều phải đối diện không ít tình huống dở khóc dở cười.

Năm 2014, sau nửa đời diễn vai ác, Kế Xuân Hoa cuối cùng có cơ hội diễn vai người tốt trong phim điện ảnh công ích của đạo diễn Điền Thất, "Kim âu". Các phim sau đó, Kế Xuân Hoa cũng thử mở rộng nghiệp diễn của mình, thoát khỏi ấn tượng "phần tử xấu" của khán giả. Trần Thuận An, sư phụ của Kế Xuân Hoa, huấn luyện viên võ thuật cấp quốc gia tiết lộ, ba tháng trước, Kế Xuân Hoa bị đau lưng hành hạ, đi khám thì phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn cuối. Kế Xuân Hoa khỏe mạnh cả đời, nếu không phải đau đến không nhịn nổi cũng sẽ không đi bệnh viện khám. Hiện tại, các vị khán giả đã hiểu rõ hơn về cuộc đời của Kế Xuân Hoa, liệu có đổi mới cách nhìn với "kẻ ác" này không?

Biên tập sản xuất: Ngô Ngọc.

Chịu trách nhiệm biên tập: Lý Đình.

Nguồn: http://wenhui.whb.cn/zhuzhan/yingshi/20180711/203545.html

Nhận xét